Chế độ dưỡng sức sau thai sản
Trong chế độ thai sản, một phần rất quan trọng không thể thiếu là chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh giúp người lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con và phục hồi sức khỏe. Vậy quy định pháp luật năm 2021 quy định như thế nào về chề độ này, hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh
Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:
“Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”
Cụ thể, sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản dưới đây, lao động nữ sẽ được tính để nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Thai dưới 05 tuần tuổi: nghỉ 10 ngày
Thai từ 05 – 13 tuần tuổi: nghỉ 20 ngày
Thai từ 13 – 25 tuần tuổi: nghỉ 40 ngày
Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: nghỉ 50 ngày
Nghỉ sinh con
Nghỉ dưỡng sức sau sinh tối đa 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Nghỉ do con chết
Nếu con dưới 02 tháng tuổi chết thì mẹ được nghỉ dưỡng sức sau sinh 04 tháng tính từ ngày sinh con.
Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ dưỡng sức sau sinh 02 tháng tính từ ngày con chết.
Số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ khác nhau tùy từng trường hợp
Mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Thủ tục hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Cũng tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể khoản 2 Điều 41, lao động nữ sẽ được hưởng mức chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như sau:
Về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh
“Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Ví dụ:
Chị C đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2020 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2021 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức sau sinh, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
Trong trường hợp này, thời gian nghỉ việc của chị C được được tính cho năm 2020.
Về tiền hỗ trợ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Mức tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Thời điểm hiện tại mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì số tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động theo hồ sơ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Có nghĩa là người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Danh sách 01B-HSB).
Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động bằng việc cho phép sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, trong vòng 10 ngày người sử dụng lao động cần lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, trong tối đa 6 ngày cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh và nhận tiền dưỡng sức sau sinh là một trong những quyền lợi thiết thực mà người lao động được hưởng.