Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Cách tính tiền thai sản

Cách tính tiền thai sản

Khi sinh con tính tiền chế độ thai sản như thế nào là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Dưới đây là cách tính cụ thể theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

1. Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

2. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ theo Luật  x   (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)

Trường hợp khi nghỉ khám khi chưa đóng BHXH đủ 06 tháng thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Hiện tại mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và dự kiến giữ nguyên trong năm 2021, như vậy:

Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con = 1.490.000 * 2 = 2.980.000 đồng/mỗi con

3. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

**Đối với người mẹ

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Ví dụ 1: Chị C dự kiến sinh con vào ngày 16/3/2021, có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 10/2020 đến tháng 01/2021 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2021 đến tháng 3/2021 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

chế độ thai sản năm 2021

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

trợ cấp thai sản 3

Chị C nghỉ thai sản 06 tháng khi sinh con, tiền thai sản của chị C = 5.500.000 * 6 = 33.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Chị D dự kiến sinh con ngày 13/5/2021 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 5/2018 đến tháng 4/2020 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

chế độ thai sản năm 2021

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

Chị D nghỉ thai sản 06 tháng khi sinh con, tiền thai sản của chị D = 7.500.000 * 6 = 45.000.0000 đồng.

**Đối với người cha

- Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ   x   (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24)

Trường hợp khi nghỉ chưa đóng BHXH đủ 06 tháng thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.

- Khi nghỉ hướng chế độ thai sản của vợ

Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.


+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia bBHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Lưu ý, đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

4. Tiền dưỡng sức sau sinh

Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.490.000

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.