Bảo hiểm Thất nghiệp và Bảo hiểm Xã hội một lần khác nhau như thế nào?
Hiện nay, nhiều chế độ bảo hiểm dành cho người lao động. Mỗi chế độ bảo hiểm đều có những quy định và quyền lợi khác nhau. Vậy bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần khác nhau như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
2. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
3. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có giống nhau không?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đều là dạng bảo hiểm được người lao động mua nhằm bảo vệ mình trước những tổn thất tài chính trực tiếp hay gián tiếp. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra.
Hai loại bảo hiểm này không giống nhau bởi vì mỗi một loại bảo hiểm nhằm bảo vệ một lĩnh vực riêng, bảo hiểm xã hội dùng cho các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Bảo hiểm thất nghiệp dùng cho trường hợp khi người lao động bị mất việc làm.
4. BHTN có mối quan hệ như thế nào với BHXH?
Trong trường hợp này đó là trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, từ giác độ trợ cấp, có thể nói BHTN là một bộ phận của BHXH. Chính vì vậy, ở đa số các nước, BHTN nằm trong hệ thống BHXH nói chung. Tuy nhiên, do tính đặc thù, BHTN không chỉ đơn thuần là trợ cấp thất nghiệp và còn có những hỗ trợ khác để người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động, như hỗ trợ dạy nghề; hỗ trợ tìm kiếm việc làm,…Vì vậy, có những nước tách BHTN ra thành hệ thống riêng.
Hơn nữa từ các khái niệm nêu trên, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân làm ngừng thu nhập của người lao động làm công ăn lương và vì vậy, người thất nghiệp là một trong những đối tượng cần được xã hội bảo vệ thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHTN từ sự huy động, sự đóng góp của số đông người lao động và người sử dụng lao động, để có nguồn chi trả cho số ít người bị thất nghiệp trong xã hội. Sự huy động này và cách thức chi trả này chính là một trong những hoạt động của BHTN. Nói cách khác, BHTN có mối quan hệ hữu cơ của hệ thống BHXH của mỗi quốc gia.
- Thứ hai, xét về cấu trúc hệ thống, theo các Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO) BHXH (theo nghĩa rộng) có 9 nhánh chế độ, trong đó có chế độ trợ cấp thất nghiệp. Trong cấu trúc này, BHTN (trợ cấp thất nghiệp) là một bộ phận quan trọng mà các nước kinh tế thị trường thường thực hiện.
Tuy hiện nay có xu hướng tách BHTN ra khỏi BHXH bởi nội dung hoạt động của nó, nhưng về bản chất BHTN vẫn là một bộ phận của BHXH. Từ cách tiếp cận như vậy, có thể coi BHTN là “ hệ thống con”, thuộc hệ thống BHXH quốc gia, còn về tổ chức thực hiện có thể có nhiều cách khác nhau. Dù có những đặc thù, có khác biệt nhất định, nhưng BHTN vẫn phải hoạt động theo cơ chế chung, trong khuôn khổ chung của hệ thống BHXH quốc gia.
- Thứ ba, đó là hệ quả tài chính. BHTN thực hiện theo cơ chế “đóng - hưởng” như cơ chế của BHXH. Có nghĩa là người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị mất việc làm, thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có đóng góp bảo hiểm. Quỹ BHTN là một quỹ thành phần trong quỹ BHXH. Do đó, khi người thất nghiệp nhiều, thì quỹ BHTN phải chi nhiều và ngược lại. Hơn nữa, trong thời gian người lao động bị thất nghiệp, họ không phải đóng phí BHXH nói chung và BHTN nói riêng. Như vậy cả quỹ BHXH và quỹ BHTN đều bị giảm nguồn thu.
Nói cách khác, khi thất nghiệp nhiều, nguồn BHXH quốc gia bị ảnh hưởng lớn. Ngược lại, khi người lao động có việc làm, có thu nhập, họ tham gia đóng góp BHXH và BHTN, làm cho quỹ BHTN nói riêng và nguồn lực BHXH tăng lên, có điều kiện để đảm bảo chi cho các đối tượng khác, các chế độ khác của hệ thống BHXH. Mặt khác, việc điều chỉnh các chính sách về BHTN (về tài chính) đều có ảnh hưởng đến tài chính BHXH quốc gia. Đây cũng có thể được coi là mối quan hệ hữu cơ giữa BHTN và BHXH.
- Thứ tư, là hệ quả xã hội. Mục đích cuối cùng và cơ bản của BHTN và BHXH là đảm bảo cho người lao động và gia đình họ trước những “rủi ro xã hội”, có được cuộc sống an lành. Nếu như hệ thống BHTN thực hiện tốt chức năng bảo đảm thu nhập, thay thế cho người lao động khi họ bị mất khoản thu nhập từ lao động do bị thất nghiệp, thì nhà nước và cộng đồng giảm thiểu được những chi phí về tài chính và chi phí xã hội để khắc phục những hậu quả do thất nghiệp gây ra.
Lúc đó, nhà nước không phải lo đối phó với những biểu tình hoặc bạo loạn, xã hội được an toàn hơn. Như đã nêu, trong BHTN, ngoài việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được học nghề để có cơ hội tìm được nghề mới; được hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm hoặc hỗ trợ trong tìm kiếm việc làm mới; tạo điều kiện cho họ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Đây là ý nghĩa rất nhân văn của BHTN, góp phần rất lớn vào ổn định xã hội và đây cũng là mục tiêu của bất kỳ hệ thống BHXH và an sinh xã hội nào.
Ngược lại, khi hệ thống BHTN hoạt động không hiệu quả hoặc không được thực thi, người lao động khi bị thất nghiệp không được bảo vệ, khi đó họ rơi vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, hoặc họ sẽ trở thành những đối tượng rất dễ “gây rối” xã hội, thậm chí gây ra những tệ nạn xã hội, làm xã hội mất an toàn, và như vậy “gánh nặng” lại đặt lên hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Như vậy, có thể nói giữa BHTN và BHXH có mối quan hệ vừa hữu cơ vừa nhân quả. Thực hiện tốt BHTN cũng đồng thời là thực hiện tốt BHXH và an sinh xã hội quốc gia. Ngược lại, hệ thống BHXH được thực hiện tốt cũng góp phần giảm thiểu những hậu quả do thất nghiệp gây ra và do đó giảm thiểu được “gánh nặng” của BHTN.
Thực tế thời gian qua trên thế giới đã chứng minh điều đó. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc làm của tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng, lượng người thất nghiệp tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, để giải quyết hậu quả của thất nghiệp không phải nước nào cũng thực hiện được thành công. Những nước có hệ thống BHTN và BHXH phát triển và đa dạng, thì hậu quả của thất nghiệp được giảm thiểu hơn; trong khi đó, những nước hệ thống BHXH chưa phát triển, hoặc không đồng bộ (nhất là những nước thực hiện cơ chế thị trường tự do), hậu quả thất nghiệp để lại rất nặng nề. Nhiều nước làn sóng tự tử trong số người thất nghiệp tăng cao, tội phạm cũng vì thế phát triển không kiểm soát nổi.
- Thứ sáu, giữa BHTN và BHXH có mối quan hệ, nhưng là mối quan hệ biện chứng và có tính độc lập tương đối. Đó là do tính đặc thù của BHTN về đối tượng tác động, về phương thức thực hiện và tính nhạy cảm đối với nền kinh tế cũng như đối với thị trường lao động.
Như đã nêu trên, đối tượng tác động của BHTN là người lao động, nhưng không phải tất cả mọi người lao động mà chủ yếu là số lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở sự nghiệp. Xác suất nảy sinh rủi ro thất nghiệp rất không đồng đều giữa các nhóm lao động; giữa các nhóm doanh nghiệp. Thất nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế (trong nước và quốc tế), nên có sự biến động rất lớn.
Người lao động có thể hôm nay thất nghiệp, nhưng ngày mai đã có việc làm và ngược lại. Thất nghiệp vừa có tính thời vụ, vừa có tính chu kỳ, phụ thuộc nhiều vào chu kỳ của nền kinh tế. Thất nghiệp còn là tín hiệu, là thước đo tính ổn định của thị trường lao động. Quy mô và cơ cấu của thất nghiệp thay đổi phản ảnh sự thay đổi của thị trường lao động. Qua cơ cấu thất nghiệp có thể thấy được những diễn biến, sự thay đổi trong cơ cấu của thị trường lao động nói riêng và cơ cấu của nền kinh tế nói chung.
Vì thế, việc tổ chức thực hiện BHTN rất khác so với các cấu trúc khác trong BHXH (thuần túy chỉ là chi trả các trợ cấp bảo hiểm). Như nêu trên, trong kết cấu chi của BHTN, ngoài trợ cấp thất nghiệp còn có trợ cấp học nghề và các hỗ trợ để tìm kiếm việc làm mới…
Chính những đặc thù và những khác biệt này, mà không phải ngẫu nhiên ở một số quốc gia có sự tách ra giữa BHTN và BHXH. BHTN được hình thành thành một tiểu hệ thống riêng song hành với hệ thống BHXH quốc gia. Ở một số quốc gia khác, trong đó có Việt nam, dù không tách riêng, nhưng quỹ BHTN là một quỹ thành phần thuộc quỹ BHXH.
Trong quá trình thực hiện có sự gắn kết giữa các cơ quan BHXH và cơ quan lao động. Các cơ quan lao động tổ chức đăng ký, theo dõi thất nghiệp và tổ chức dạy nghề, chuyển nghề cho người lao động; các cơ quan BHXH tổ chức chi trả trợ cấp BHXH. Điều này càng cho thấy tính phong phú, tính đa dạng và tính phức tạp của hệ thống BHXH trong nền kinh tế thị trường.